Toyota cho biết chiếc Smart Key Box "có thể được đặt trong xe mà không cần bất kỳ can thiệp nào", cho phép động cơ khởi động cũng như cho phép cửa xe khóa lại.
" alt=""/>Toyota phát minh chiếc hộp biến smartphone thành chìa khóa ô tôMột thực tế cho thấycác nội dung số đều là những nội dung rất dễ bị sao chép và phát tán trái phép. Điều này đang dẫn tới cuộc chiến bản quyền trong lĩnh vực Nội dung số đang ngày một gay gắt và gây áp lực rất lớn cho pháp luật các nước trong việc xử lý vi phạm cũng như giải quyết các phát sinh trong mối quan hệ giữa bên sở hữu nội dung và bên vị phạm.
Trong môi trường số, chúng ta không chỉ thuần túy phải giải quyết các vấn đề giữa người sử dụng mà còn là các vấn đề của người sản xuất. Theo thống kê cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 50,05 triệu người, số lượng sử dụng thuê bao di động đạt 124,7 triệu người trong đó có 46 triệu người dùng truy cập mạng xã hội hàng ngày và các cuộc tranh chấp trong nội dung số đang trở nên ngày càng phức tạp và cần nhiều hơn nữa những giải pháp công nghệ chống vi phạm bản quyền nội dung trên truyền hình cũng như môi trường Ineternet.
Hành động ngay khi chưa muộn!
Tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực truyền hình, vi phạm bản quyền nội dung trên Internet không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng tới doanh thu mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của các đài truyền hình, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước. Theo số liệu của Hiệp hội Truyền hình trả tiền năm 2017, so với các nước trong khu vực, Việt Nam đang là nước có mức doanh thu bình quântrên một thuê bao truyền hình trả tiền của Việt Nam ở mức thấp nhất trong khu vực, doanh thu trung bình (ARPU) của Việt Nam khoảng 3 USD, Thái Lan 12 USD, Malaysia 16 USD, Indonedia 14 USD. Vấn đề vi phạm bản quyền cũng đã đẩy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phải lao vào cuộc đua giảm giá và hiện trạng đã nhiều đơn vị phá sản/hoặc ngừng cung cấp dịch vụ.
Khách hàng luôn mong muốn được thưởng thức nội dung yêu thích ở bất cứ định dạng nào, xem ở bất kỳ thời điểm nào và trên mọi thiết bị với chất lượng tốt nhất và giá hợp lý. Cũng từ nhu cầu này, kết hợp với sự phát triển hạ tầng truyền dẫn và sự thông minh của thiết bị di động, một trào lưu nội dung tự sản xuất, tự biên tập đã xuất hiện, chỉ cần một chiếc điện thoại di động thì một cá nhân có thể trở thành một “đài truyền hình” trong không gian mạng. Tuy nhiên, việc phát triển tự phát này đã khiến việc cung cấp nội dung và dịch vụ số tại Việt Nam rơi vào tình trạng mất kiểm soát về kiểm duyệt nội dung, nhiều nội dung độc hại vô tình hay cố ý đã được chuyển tải đến một lượng rất lớn thành viên của các mạng xã hội. Các nội dung này được cung cấp trên các hạ tầng mà Nhà nước rất khó kiểm soát như những trang web lậu, YouTube, Facebook, các ứng dụng xem truyền hình, xem phim trên Google Play, Apple Store… Trên phương diện kinh doanh thì người cung cấp nội dung của Việt Nam chỉ thu được một phần rất nhỏ doanh thu từ bán quảng cáo, tính trung bình nội dung được đưa lên từ Việt Nam chỉ nhận được chia sẻ quảng cáo bằng 1/10 so với nội dung tương đồng ở Mỹ.
“Ma trận” tinh vi của các kiểu vi phạm bản quyền phổ biến này còn có một người bạn đồng minh tầm cỡ thế giới là những kênh như YouTube, Facebook đang kiếm lời bằng việc kinh doanh quảng cáo trên các chương trình, nội dung cho người sử dụng thoải mái đưa lên nhưng không chịu trách nhiệm về việc bảo vệ bản quyền và cũng chưa bị “thổi còi” bởi các “chế tài” pháp luật của nước sở tại.
Sự xâm lấn của các ứng dụng cung cấp nội dung OTT xuyên biên giới, rồi sự phát triển của các hệ sinh thái dịch vụ toàn cầu đe dọa tương lai của ngành dịch vụ nội dung số đang trên đà phát triển đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam,bởi nếubản quyền doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp dung không đảm bảo và nội dung quảng cáo không được kiểm soát thì doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất nội dung và kinh doanh lĩnh vực truyền hình trả tiền sẽ không đủ để bù đắp chi phí. Hệ quả, chính người dùng sẽ không được tiếp cận những nguồn nội dung chất lượng cao và chính thống. Đã đến lúc các đài truyền hình trong nước, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, đại diện nhóm các chủ sở hữu bản quyền tại Việt Nam, đại diện các tổ hợp truyền thông quảng cáo cần phải hợp sức tìm ra một giải pháp đột phá ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền nội dung truyền hình trên Intenet, mở ra lối thoát cho sự phát triển của ngành dịch vụ nội dung số Việt Nam.
" alt=""/>Chống vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet: Cần một giải pháp đột phá!Quỹ phát triển mới này của Samsung sẽ đầu tư vào các công nghệ lái tự động bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), tầm nhìn của máy, cảm biến thông minh, các tính năng an toàn, hệ thống an ninh mạng và nhiều hơn nữa. Sự đầu tư đầu tiên của Quỹ này sẽ là TTTech của Áo, một công ty chuyên về an ninh mạng và tích hợp phần mềm cho hệ thống ADAS (Advanced Driver-Assistance Aystems) và các nền tảng lái xe tự động. Samsung cho biết họ sẽ đầu tư 75 triệu Euro (rơi vào khoảng 89 triệu đô la) vào công ty vào công ty này.
Đến thời điểm hiện tại, Samsung đã đầu tư vào công nghệ pin cho xe điện, bao gồm cả đầu tư khoảng 14 triệu USD vào công ty Seeo có trụ sở tại California vào năm 2014 để phát triển pin lithium-ion có thể sạc lại. Và StoreDot, một công ty đang xây dựng hệ thống pin sạc điện cho xe ôtô điện. Trở lại năm 2015, Samsung đã cho thấy tham vọng vủa mình về mảng xe điện trong tương lai khi công ty con là Samsung SDI mua lại toàn bộ mảng kinh doanh pin của Magna International.
![]() |
Samsung cũng đã đệ trình bằng sáng chế ở cả Mỹ và Hàn Quốc về công nghệ có thể được sử dụng trong xe điện. Các bằng sáng chế bao gồm bao gồm "lốp xe, động cơ, cũng như các thiết bị điện tử trên boong để chia sẻ thông tin giữa xe và người lái."
Samsung cũng đầu tư vào những startup mới thành lập như Vinli, dự án thiết lập để tạo ra một hệ sinh thái ứng dụng cho ô tô. Và Samsung sau đó đã cho ra mắt Samsung Connect Auto, cung cấp các dịch vụ trong xe như Wi-Fi để giữ cho quá trình điều khiển được luôn luôn online. Ý định của Samsung trong lĩnh vực xe hơi tự hành được thể hiện rõ ràng hơn khi tháng 11 năm ngoái, họ đã công bố kế hoạch mua lại Harman International Industries - một công ty chuyên về phần mềm và dịch vụ kết nối ô tô với trị giá 8 tỷ USD. Một số liệu thống kê cho thấy hơn 30 triệu chiếc xe đang chạy trên thế giới được trang bị hệ thống thông minh của Harman, và khoảng 2/3 doanh thu 7 tỷ đô la của Harman trong năm qua liên quan đến ô tô.
" alt=""/>Samsung mở Quỹ 300 triệu USD vào công nghệ xe tự lái